Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Nga xiết nợ Kiev: Eu hay Mỹ gánh hộ Ukraine?
Nga đang đòi nợ, Ukraine lo lắng cần khí đốt, nhưng mấu chốt của vấn đề là Mỹ và EU, ai sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn?

 


Nút thắt năng lượng: Euro hay USD?

 

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang bước sang một giai đoạn mới, khi cả hai bên ly khai và chính phủ không đạt được sự nhượng bộ, và thỏa thuận ngừng bắn không hề được tôn trọng.

 

Việc Ukraine tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội sớm, thành lập một liên minh cầm quyền mới thực chất chỉ là sự tranh giành quyền lực, chia bè cánh chính trị ở nội bộ Kiev. Còn mục tiêu hòa hợp dân tộc hay giải quyết khủng hoảng như những lời các ứng cử viên đã hứa sẽ vẫn chỉ dừng phạm vi không có tính hiện thực.

 

Cho đến thời điểm này, điều duy nhất thay đổi sau cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine vừa qua, đó là đường lối chính trị, ngoại giao đã hoàn toàn ngã ngũ. Với Ukraine ngày hôm nay, sẽ không còn chỗ cho những tư tưởng thân Nga, hay nói cách khác là một sự thanh lọc sắc tộc đầy nghiệt ngã. "Cơ chế đặc biệt" hay "đối thoại tìm giải pháp" chỉ là những cụm từ xa xỉ hoặc đầy lãng mạn ở quốc gia Đông Âu này.

 


Chỉ cần phương Tây trả nợ hộ Ukraine, van khí đốt sẽ được mở ngay lập tức

 

Tất cả những bên liên quan đều nắm rất rõ điều đó. Với Nga, người anh em Ukraine đã quyết từ bỏ để một lòng hướng về phương Tây. Moscow lúc này phải đối diện với hai vấn đề, hoặc gia tăng sức ép về năng lượng để khiến Kiev suy yếu, dễ bề cho ly khai chiếm thế thượng phong. Hoặc tiếp tục bán khí đốt để kiếm lời.

 

Tất nhiên, gia tăng sức ép với Ukraine, Nga sẽ chẳng có lợi gì. Các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt sẽ gia tăng.

 

Nga đã đang thực hiện việc xiết nợ Ukraine, trước khi cuộc nội chiến đẫm máu có thể tái phát. Ngày 31/10, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố sẵn sàng giảm cho Ukraine 100 USD/1000 mét khối khí đốt. Mức giá này được áp dụng cụ thể trong gói hàng mùa đông tới. (Từ tháng 11/2014 - tháng 3/2015).

 

Tiền trao - cháo múc, nguyên tắc bất di bất dịch của làm ăn. Nếu Kiev trả hết nợ, Nga cũng không thể dây dưa mà không bán khí đốt cho Ukraine. Điều này chỉ làm mất uy tín giới tư bản Nga. Và cần nhấn mạnh rằng, nền kinh tế Nga dựa vào các hợp đồng khí đốt.

 

Nga đã đặt hai tay vào van khí đốt, chỉ cần tài khoản của nước Nga báo Kiev đã thanh toán khoản nợ đầu tiên trị giá 1,45 tỷ USD, chiếc van ấy sẽ được xoay và Ukraine bắt đầu có một mùa đông không lạnh.

 


Người Donetsk hào hứng chuẩn bị cho cuộc bầu cử của riêng mình

 

Còn vấn đề duy nhất khiến chiếc van sinh mệnh của Ukraine đó chưa được xoay, đó là nguồn tiền từ đâu sẽ giúp quốc gia này trả nợ? Thủ tướng Yatsenyuk - người quyền lực nhất Ukraine lúc này đã tha thiết đề nghị Mỹ và EU giúp họ trả nợ.

 

Và cũng nhẹ nhàng nhắc khéo EU bằng một lời cam kết: "Ukraine sẽ đảm bảo việc trung chuyển khí đốt tới châu Âu. Kiev sẽ không để Nga tống tiền Ukraine và châu Âu bằng các dòng chảy khí đốt."

 

Nhưng ai đang tống tiền ai? Nga khẳng định vẫn bán khí đốt cho châu Âu bình thường, thậm chí còn gửi lời đe dọa Kiev chấm dứt việc trộm cắp khí đốt từ những đường ống không phải của mình. 28% nhu cầu khí đốt của EU phụ thuộc Nga, 80% trong số đó phải đi qua lãnh thổ Ukraine mới đến EU. Vậy ai mới là người đe dọa châu Âu? Ukraine đang trở thành một kẻ khó lường nếu họ không được cứu.

 

Bộ trưởng Năng lượng Nga đã phát biểu hôm 30/10: "Họ đang tìm kiếm nguồn kinh phí." Họ ở đây không bao gồm Ukraine, mà là phương Tây, cụ thể là EU và Mỹ. Thời điểm này, những cuộc đàm phán mà châu Âu thực hiện sẽ không phải với Nga, mà với chính người đồng minh lớn của họ.

 

Trong số nợ hơn 3 tỷ USD Ukraine phải trả, EU chắc chắn không dại gì móc hầu bao đi trả toàn bộ. Cuộc khủng hoảng Ukraine bắt nguồn từ mâu thuẫn cố hữu giữa Nga - Mỹ, EU chỉ là người dây té nước theo mưa. Mỹ đã rút chân khỏi bãi lầy Ukraine và để châu Âu gánh trách nhiệm. Nhưng khi túi tiền bị động chạm trực tiếp, bây giờ mới là lúc để nguyên thủ các bên điện đàm hay gặp gỡ.

 

Cả châu Âu và Mỹ đều đang không ở giai đoạn hưng thịnh của kinh tế, nhưng 3 tỷ USD với họ là điều trong tầm tay. Chỉ có điều, trách nhiệm sẽ phải chia cho tương xứng.

 


Người lính trong cuộc xung đột đau đớn bên xác đồng đội vừa ngã xuống

 

Putin đang tham vọng gì với ly khai?

 

Tháng 8/2014, khi ly khai vấp phải những đòn tấn công mãnh liệt từ phía quân đội Ukraine, thành trì Slavyasnk thất thủ, nhiều người đã cho rằng Nga chỉ cần Crimea, và khi đã lấy được viên ngọc này thì số phận của ly khai sẽ là sống chết mặc bay.

 

Giáo sư Stephen Walt từ Đại học Havard đã có bài viết trên New York Times, bày tỏ quan điểm cho rằng có thể Tổng thống Putin không có tham vọng với những người ly khai ở Ukraine. Bởi nếu thực sự thiết tha với miền đông của quốc gia này, Moscow đã phải quyết liệt hơn là đứng nhìn Slavyansk thất thủ.

 

Nhưng vào thời điểm hiện tại, có lẽ Giáo sư ở Havard đã quá lạc quan vào toan tính hay tham vọng của ông Putin. Bản chất sự đối đầu giữa các cường quốc đó là luôn duy trì sự cân bằng.

 

Điều này được thể hiện rõ nét trong Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô luôn tìm mọi cách để tranh giành ảnh hưởng qua các cuộc chiến tranh cục bộ. Nếu không làm chủ được quan điểm chính trị của một quốc gia có địa chính trị quan trọng, họ thường chia đôi quốc gia đó và đẩy vào tình thế đối đầu, thường gọi tên bằng các cuộc chiến tranh cục bộ. Việt Nam, Triều Tiên là những cái tên tiêu biểu.

 

Quay trở lại với Ukraine của thế kỷ 21, bản chất đó không thay đổi. Câu hỏi đặt ra, liệu một Crimea có đủ để tạo thế cân bằng trên quốc gia này? Trong bối cảnh Ukraine có ý nghĩa địa chính trị rất quan trọng với Nga.

 


Những vết máu loang trên đường phố một thị trấn ngoại ô Donetsk

 

Sự cân bằng lý giải vì sao khi người miền Đông phản công, họ đánh suốt một dọc từ biên giới Nga, qua Donetsk, đến Lugansk, ngắm đến Mariupol- sát Crimea.

 

Nga muốn sở hữu một vùng đệm dày dặn trước cửa ngõ của mình, biến Ukraine thành một quốc gia không biển. Việc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng tuyên bố sẽ gia nhập Liên minh Hải quan do Nga dẫn đầu đã cho thấy quyết tâm lập quốc, thay đổi hiện trạng biên giới Ukraine của những người ly khai.

 

Cộng hòa Donetsk, cộng hòa Lugansk, rồi sẽ có nhiều cộng hòa khác như Kramatosk, Slavyansk, Mariupol... (nếu ly khai thắng trận) đang thể hiện quyết tâm cân bằng địa chính trị với phương Tây của Nga trên đất Ukraine.

 

Tương lai của Ukraine gần như đã được định đoạt: nội chiến đẫm máu là không thể tránh khỏi. Đói rét, ly tán và cái chết thì chỉ những người dân Ukraine dù ở phe nào cũng phải gánh chịu.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Canada bỏ phiếu đóng cửa Viện Khổng Tử của Trung Quốc (31-10-2014)
    Phương Tây sẽ làm gì được Nga? (31-10-2014)
    Sinh viên Hong Kong dự tính biểu tình ở Bắc Kinh (31-10-2014)
    Đã đến lúc phương Tây đáp lại 'tấm chân tình' của Ukraine (31-10-2014)
    EU tự trấn an khi nói đến khí đốt Nga (30-10-2014)
    Cuộc chiến IS đang bị các bên tận dụng? (30-10-2014)
    Tổng thống Ukraine đã tính toán sai? (30-10-2014)
    Hungary cắt khí đốt cho Ukraine, xin rút khỏi liên minh - EU "tái mặt" (29-10-2014)
    Cuộc chiến mới bắt đầu, Putin suy cạn vốn phòng thân? (29-10-2014)
    Châu Âu và mùa đông không giá băng (29-10-2014)
    Bầu cử Ukraine: Bản chất mâu thuẫn không thay đổi! (28-10-2014)
    Hạt nhân Triều Tiên: TQ có lo.... gậy ông đập lưng ông? (28-10-2014)
    Thủ tướng Shinzo Abe có nhượng bộ để gặp ông Tập? (27-10-2014)
    Nước Anh tới gần hơn ngưỡng cửa rời EU (27-10-2014)
    Phép thử dành cho đất nước Ukraine (27-10-2014)
    Chiêu trò tinh vi tạo "suối tiền" của IS (26-10-2014)
    Bầu cử Tổng thống Brazil: Hết sức gay cấn và khó đoán (26-10-2014)
    Ukraine căng thẳng trước tổng tuyển cử (26-10-2014)
    Ông Putin nắm những chủ bài nào ở Ukraine? (26-10-2014)
    Ukraine: Chính quyền mới chỉ là vỏ bọc của một chế độ cũ (25-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153126305.